Chào mừng đến Trang Tin Điện Tử Chi Cục Kiểm Lâm Lạng Sơn                 Chào mừng đến Trang Tin Điện Tử Chi Cục Kiểm Lâm Lạng Sơn                  Chào mừng đến Trang Tin Điện Tử Chi Cục Kiểm Lâm Lạng Sơn                 Chào mừng đến Trang Tin Điện Tử Chi Cục Kiểm Lâm Lạng Sơn

Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ngày 08/4/2024 ban hành quy định cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

22-05-2024 14:30

Ngày 08/04/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/4/2024.

Tỉnh Lạng Sơn mang đặc điểm khí hậu điển hình của vùng Đông Bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm mùa khô thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, khô hanh nhất là các tháng 11, 12 năm trước đến tháng 1, 2 năm sau, với đặc điểm là tỉnh có diện tích rừng trồng lớn với trên 246.000 ha diện tích rừng trồng dễ cháy, chủ yếu là rừng trồng Thông, Keo, Bạch đàn... do đó nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.

Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp do tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, sự tăng lên của nhiệt độ không khí, kèm theo đó là sự gia tăng mức độ hạn hán, khô kiệt cục bộ ở một số nơi đã làm gia tăng đáng kể số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra. Thực tiễn cho thấy khi cháy rừng xảy ra thì rất khó để dập cháy hoặc kiểm soát đám cháy do cháy rừng xảy ra ở những diện tích rừng trồng tập trung dễ cháy như: Thông, Keo, Bạch đàn…trên các khu vực có điều kiện địa hình phức tạp, cản trở việc di chuyển của con người các trang thiết bị chữa cháy. vậy, công tác dự báo cấp nguy cơ cháy rừng luôn được đặt ở mức ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Thưc hiện quy định tại Khoản 2, Điều 46, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp: “2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có rừng ban hành cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng”. Ngày 08/04/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Theo đó, cấp dự báo cháy rừng tỉnh Lạng Sơn gồm 05 cấp, từ cấp I đến cấp V. Cụ thể:

- Cấp I (cấp thấp): ít có khả năng cháy rừng, khả năng cháy rừng thấp, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số I.

- Cấp II (cấp trung bình): Có khả năng cháy rừng; khả năng cháy rừng ở mức trung bình, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số II.

- Cấp III (cấp cao): Thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng; chú trọng phòng cháy các loại rừng (như: thông, bạch đàn, keo, tre nứa); khả năng cháy lan trên diện rộng, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số III.

- Cấp IV (cấp nguy hiểm): Thời tiết khô hanh, hạn kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh. Nguy cơ cháy rừng lớn, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số IV.

- Cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm): Thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng; rất nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số V.

Hình ảnh cấp dự báo cháy rừng

Bảng tra cấp dự báo cháy rừng được tính cho 5 vùng sinh thái: Vùng 1 (Chi Lăng, Hữu Lũng); Vùng 2: (Bình Gia và Bắc Sơn); Vùng 3 (Văn Lãng, Tràng Định); Vùng 4 (Văn Quan, Cao Lộc và TP Lạng Sơn); Vùng 5 (Lộc Bình, Đình Lập).

Sử dụng bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu P để dự báo cấp cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Chỉ sử dụng bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo chỉ số H trong trường hợp không xác định được chỉ tiêu P). Chỉ tiêu P được tính theo công thức:

Bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu P:

 

Vùng

Chỉ tiêu P

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

Cấp V

1

0-800

801-2.000

2.001-4.000

4.001-8.500

>8.500

2

0-500

501-1.500

1.501-3.000

3.001-6.000

>6.000

3

0-800

801-2.000

2.001-4.000

4.001-7.500

>7.500

4

0-700

701-1.800

1.801-3.500

3.501-7.000

>7.000

5

0-800

801-2.000

2.001-4.000

4.001-8.500

>8.500

Trên cơ sở nguồn dự liệu của 05 trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh (trạm Bắc Sơn, trạm Thất Khê, trạm Hữu Lũng, trạm thành phố Lạng Sơn, trạm Đình Lập) do Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn cung cấp (gồm: Lượng mưa ngày; nhiệt độ không khí lúc 13 giờ trong ngày; độ chênh lệch bão hoà lúc 13 giờ trong ngày), sẽ tính được chỉ tiêu P để đưa ra cấp dự báo cháy rừng hằng ngày cho 5 vùng sinh thái.

Ví dụ: Tính chỉ tiêu P để đưa ra cấp dự báo cháy rừng cho Vùng 2 (Bình Gia và Bắc Sơn)

Ngày

Lượng mưa

Ti 0C

(nhiệt độ không khí lúc 13 giờ)

Di

(độ chênh lệch bão hoà ngày lúc 13 giờ)

Chỉ tiêu P

 

Cấp dự báo tương ứng

18/11/2022

2.3 mm

26.6

10.5

16.9 x 10.5= 279,3

Cấp I

19/11/2022

Không mưa

22.2

3.5

279,3 + (22.2 x 3.5) = 357

Cấp I

20/11/2022

Không mưa

25.3

10.9

357 + (25.3 x 10.9) = 632,77

Cấp II

21/11/2022

Không mưa

26.0

23.0

632,77 + (26.0 x 23.0)= 1230,77

Cấp II

22/11/2022

0.1 mm

24.3

7.7

1230,77 + (24.3 x 7.7)= 1.417,88

Cấp II

23/11/2022

5.1 mm

21.1

3.5

0

Cấp I

Đối chiếu bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu P cho Vùng 2 (huyện Bình Gia và Bắc Sơn) có cấp dự báo cháy rừng ngày 18, 19 là cấp I; ngày 20, 21, 22 là cấp II; ngày 23/11/2024 có lượng mưa trên 5 mm, nên P = 0, do đó chỉ tiêu P sẽ được tính lại từ đầu. 

Ví dụ: Tính chỉ tiêu P để đưa ra cấp dự báo cháy rừng cho Vùng 4 (huyện Lộc Bình và Đình Lập)

Ngày

Lượng mưa

Ti 0C

(nhiệt độ không khí lúc 13 giờ)

Di

(độ chênh lệch bão hoà ngày lúc 13 giờ)

Chỉ số P

Cấp dự báo tương ứng

14/10/2003

7 mm

20.0

8.3

0

Cấp I

15/10/2003

Không mưa

21.7

11.8

21.7 x 11.8 = 256,06

Cấp I

16/10/2003

Không mưa

24.3

14.4

256,06 + (24.3 x 14.4) = 605,98

Cấp I

17/10/2003

Không mưa

25.8

16.3

605,98 + (25.8 x 16.3) = 1.026,52

Cấp II

18/10/2003

Không mưa

26.3

17.1

1.026,52 + (26.3 x 17.1) = 1.476,25

Cấp II

19/10/2003

Không mưa

26.4

17.3

1.476,25 + (26.4 x 17.3) = 1.932,97

Cấp II

20/10/2003

Không mưa

26.4

17.5

1.932,97 + (26.4 x 17.5) = 2.219,97

Cấp III

21/10/2003

Không mưa

26.7

18.0

2.219,97 + (26.7 x 18.0) = 2.700,57

Cấp III

22/10/2003

Không mưa

27.5

19.5

2.700,57 + (27.5 x 19.5) = 3.236,82

Cấp III

23/10/2003

Không mưa

26.7

17.2

3.236,82 + (26.7 x 17.2) = 3.696,06

Cấp III

24/10/2003

Không mưa

26.3

14.5

3.696,06 + (26.3 x 14.5) = 4.077,41

Cấp IV

25/10/2003

Không mưa

26.9

15.6

4.077,41 + (26.9 x 15.6) = 4.497,05

Cấp IV

26/10/2003

0.7 mm

25.1

11.9

4.497,05 + (25.1 x 11.9) = 4.795,74

Cấp IV

27/10/2003

3.3 mm

26.9

16.9

4.795,74 + (26.9 x 16.9) = 5.250,35

Cấp IV

28/10/2003

Không mưa

26.0

13.9

5.250,35 + (26.0 x 13.9) = 5.611,75

Cấp IV

29/10/2003

Không mưa

26.2

16.2

5.611,75 + (26.2 + 16.2) = 6.036,19

Cấp IV

30/10/2003

Không mưa

26.9

18.7

6.036,19 + (26.9 x 18.7) = 5.539,22

Cấp IV

31/10/2003

Không mưa

26.1

15.2

5.539,22 + (26.1 x 15.2) = 5.935,94

Cấp IV

01/11/2003

0.1 mm

27.2

16.9

5.935,94 + (27.2 x 16.9) = 6.395,62

Cấp IV

02/11/2003

Không mưa

27.9

17.9

6.395,62 + (27.9 x 17.9) = 6.895,03

Cấp IV

03/11/2003

1.3 mm

27.5

14.4

6.895,03 + (27.5 x 14.4) = 7.291,03

Cấp IV

04/11/2003

8.1 mm

20,2

17.3

0

Cấp I

 

Từ nguồn dữ liệu do Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cung cấp hằng ngày, Chi cục Kiểm lâm sẽ thực hiện dự báo nguy cơ cháy rừng và thông tin cấp dự báo cháy rừng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng khi dự báo đến cấp IV và cấp V; chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố thông tin cấp dự báo cháy rừng đến chính quyền địa phương cơ sở, các chủ rừng, các hộ dân sống trong rừng, gần rừng để chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Hình ảnh người dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Việc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác dự báo cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh, qua đó nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tác giả: Dương Văn Dương,

Phòng Quản lý bảo vệ rừng và BTTN

Tin liên quan